A. Giới thiệu doanh nghiệp
Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (MVN) được thành lập vào năm 1995 theo Quyết định số 250/TTg ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ.
Sau đó, vào ngày 29/9/2006, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đã chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con, theo Quyết định số 216/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 217/2006/QĐ-TTg thành lập Công ty mẹ – Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.
B. Tin tức – sự kiện
- Cổ phiếu ngành vận tải biển đồng loạt bứt phá khi thị trường suy giảm hơn 6 điểm
- DGC: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang
C. Hồ sơ công ty
1. Thông tin cơ bản
Nhóm ngành :
Vốn điều lệ: 12,005,880,000,000 đồng
KL CP đang niêm yết: 1,200,588,000 cp
KL CP đang lưu hành: 1,200,588,000 cp
1.1. Lịch sử hình thành:
-
- Ngày 29/4/1995, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 250/TTg của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở sắp xếp lại một số doanh nghiệp vận tải biển, bốc xếp và dịch vụ hàng hải do Cục Hàng hải Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải quản lý. Hoạt động theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam do Chính phủ phê chuẩn tại Nghị định số 79/CP ngày 22/11/1995.
- Ngày 29/9/2006, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 216/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án chuyển Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con và Quyết định số 217/2006/QĐ-TTg thành lập Công ty mẹ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
- Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 985/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Hiện nay, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đang được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kèm theo Quyết định số 476/QĐ-TTg ngày 31/3/2011.
- Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã và đang đóng vai trò chủ đạo trong ngành kinh tế biển của Việt Nam, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
1.2. Quá trình phát triển:
Ngay từ khi được thành lập, Vinalines đã phải đối mặt với những khó khăn do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Tổng công ty đã vượt qua thách thức bằng cách phát triển đội tàu biển, cảng biển và hệ thống cảng cạn (IDC), nâng cao sức cạnh tranh, tăng sản lượng hàng hóa thông qua cảng, bước đầu đạt được những thành tựu đáng khích lệ.
1. Hàng hóa vận tải biển tăng 23% năm 2000 đạt 11,4 triệu tấn, tăng gấp 3 lần so với năm 1995. Tổng sản lượng hàng thông qua cảng của Vinalines tăng 11% năm 2000, đạt 20,6 triệu tấn tăng hai lần so với năm 1995.
2. Năng lực đội tàu đạt 13,4T/DWT năm 2000, so với 10,2T/DWT năm 1995, năng lực xếp dỡ đạt 2.800T/m bến/năm so với 1.700T/m bến/năm 1995.
3. Năm 2000 doanh thu của Vinalines đạt 4.400 tỷ VND (khoảng 367 triệu USD) đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 17% năm và tăng gấp 2,5 lần so với năm 1995. Lợi nhuận trung bình tăng 9% vào năm 2000.
4. Tổng số vốn của Nhà nước tại Vinalines vào cuối năm 2000 là 2.225 tỷ VND tăng 50% so với năm 1995.
Về đầu tư đội tàu: Kể từ khi thành lập, Vinalines chỉ có 49 tàu với tổng trọng tải 397.000 DWT năm 1995 đến năm 2000 tăng lên 79 tàu với tổng trọng tải đạt 844.000 DWT.
Cùng với những đổi mới về quản lý và khai thác, Vinalines đã đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng trong giai đoạn năm năm 1996 2000, tạo dựng được thương hiệu và uy tín trên trường quốc tế.
2000 – 2005: Tái cơ cấu và đổi mới
Từ thực tiễn năm 2000, Vinalines và các đơn vị thành viên đã duy trì được đà tăng trưởng cũng như từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động:
1. Đầu tư cho đội tàu: Tổng vốn đầu tư cho đội tàu đạt 7.200 tỷ VND trong đó 2.500 tỷ VND đầu tư cho đóng mới tại các nhà máy đóng tàu trong nước. Phần còn lại là dành cho các dự án đầu tư mua tàu. Hoàn thành đóng mới được 7 tàu, mua thêm được 71 tàu, nâng tổng số tàu biển đến hết năm 2005 là 104 tàu với tổng trọng tải gần 1,2 triệu DWT, tuổi tàu trung bình là 17,4.
2. Đầu tư cho phát triển cảng: Tổng vốn đầu tư cho hạ tầng và trang thiết bị là 3.000 tỷ VND bao gồm việc xây dựng 2000m bến để tiếp nhận tàu từ 10.000 đến 40.000 DWT. Tổng số m cầu cảng đến hết năm 2009 là 9.000m.
3. Đầu tư và xây dựng tòa nhà Ocean Park làm trụ sở của Tổng công ty.
4. Tái cơ cấu và đổi mới doanh nghiệp: Giai đoạn này Vinalines đã tập trung tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp thành viên và các doanh nghiệp có vốn góp để phù hợp với tình hình mới. Vinalines đã cổ phần hóa 12 doanh nghiệp, tái cấu trúc một số doanh nghiệp thuộc Vinalines. Năm 2005, sau 10 năm xây dựng và phát triển, Vinalines đã có 46 doanh nghiệp thành viên, trong đó 16 doanh nghiệp nhà nước, 22 doanh nghiệp cổ phần và 8 liên doanh.
2005 – 2010: Tăng trưởng và mở rộng
Kể từ năm 2005, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã chuyển đổi cơ cấu theo Quyết định số 217/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thành lập Công ty mẹ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, hoạt động theo mô hình công ty mẹ con.
1. Đầu tư đội tàu: Đội tàu của Vinalines đã được phát triển nhanh chóng với mục tiêu hiện đại hóa và trẻ hóa đội tàu. Đến cuối năm 2010, tổng trọng tải của đội tàu Vinalines đạt 3,4 triệu tấn DWT, gồm có tàu container, tàu hàng rời và tàu dầu.
2. Các dự án đầu tư hạ tầng cảng: Để phát triển đồng bộ hệ thống cảng biển đặc biệt là các cảng nước sâu, đáp ứng nhu cầu phát triển hàng hóa xuất nhập khẩu và năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Vinalines đã tập trung nghiên cứu, đầu tư và triển khai xây dựng các dự án cảng biển trọng điểm các khu vực trọng yếu trên cả nước.
3. Phát triển các lợi thế và tiềm năng sẵn có, Vinalines đã nghiên cứu và đầu tư vào các khu dịch vụ sau cảng cũng như thành lập các liên doanh vói các đối tác trong và ngoài nước để đầu tư và khai thác cảng nhằm đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển cho các chủ hàng trong và ngoài nước.
2011 – 2015: Tái cơ cấu, tập trung vào 3 lĩnh vực nòng cốt
Trong giai đoạn phát triển này, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) tập trung vào 3 lĩnh vực chính là vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải, là doanh nghiệp nhà nước nòng cốt trong 3 lĩnh vực này, góp phần thực hiện thành công Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Thực hiện Đề án Tái cơ cấu giai đoạn 2012 – 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 276/QĐ-TTg, Vinalines sẽ tổ chức lại sản xuất kinh doanh và tái cơ cấu đầu tư như sau:
Lĩnh vực vận tải biển: Cơ cấu lại đội tàu phù hợp với nhu cầu của thị trường; có phương án bán những tàu cũ khai thác không hiệu quả để giảm lỗ; chú trọng khai thác thị trường vận tải biển trong nước; nâng thị phần vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu bằng đường biển của nước ta lên 25% – 30%.Rà soát lại các chương trình đóng mới tàu biển phù hợp với khả năng tài chính của Tổng công ty và nhu cầu thị trường. Trước mắt, dừng triển khai đóng mới 6 tàu, giãn tiến độ thực hiện 11 tàu và tập trung đóng mới dứt điểm 7 tàu để đưa vào khai thác trong các chương trình đóng mới tàu biển đã ký với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Lĩnh vực cảng biển: Tập trung khai thác các cảng hiện có, trong đó ưu tiên đầu tư đồng bộ để khai thác có hiệu quả cụm cảng phía Bắc tại khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh và cụm cảng phía Nam khu vực Cái Mép – Thị Vải và khu vực TP Hồ Chí Minh; rà soát cắt giảm chi phí, đảm bảo khai thác cảng biển có hiệu quả.
Lĩnh vực dịch vụ: Phát triển đồng bộ dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, đặc biệt là dịch vụ logistics, hướng đến dịch vụ trọn gói và mở rộng ra nước ngoài; hình thành một số cảng cạn, trung tâm phân phối hàng hóa và các loại hình dịch vụ hàng hải tiên tiến khác ở các khu vực đầu mối vận tải. Chuyển đổi các công ty công nghiệp tàu thủy thành các đơn vị kinh doanh dịch vụ hàng hải và tiến hành cổ phần hóa khi đủ điều kiện.
Kế hoạch phát triển giai đoạn 2016 – 2020:
Tập trung đầu tư, phát triển các hoạt động kinh doanh cốt lõi và đem lại hiệu quả, lợi nhuận cũng như bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước; đa dạng hóa sở hữu, nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động.
Phát triển và khai thác hiệu quả các cảng đang quản lý ở những vị trí chiến lược và đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế vùng tại ba miền Bắc, Trung, Nam và giữ vai trò huyết mạch trong tổng thể mạng lưới giao thông vận tải quốc gia.
Ưu tiên tập trung quản lý, khai thác và phát triển các cảng nước sâu, cảng trung chuyển quốc tế có tiềm lực để trở thành các cảng biển lớn tầm cỡ khu vực, đủ sức cạnh tranh với các trung tâm trung chuyển hàng hóa trong khu vực.
Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng cơ sở hạ tầng logistics bao gồm hệ thống cảng biển và các trung tâm phân phối hàng hóa/trung tâm logistics/ICD/depot lớn nhất Việt Nam, trải dài từ Bắc tới Nam kết nối với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển trên cả nước cũng như tham gia vào chuỗi dịch vụ logistics toàn cầu.
Phấn đấu trở thành nhà cung cấp các giải pháp tối ưu trong giao nhận, kho vận trên nền tảng cung ứng dịch vụ “Door to Door”, từng bước hình thành dịch vụ “chuỗi cung ứng toàn cầu/supply chain” với chất lượng tốt nhất.
Phát triển một đội tàu trọng tải lớn, có công nghệ hiện đại, sánh ngang với các đội tàu hàng đầu thế giới , hoạt động phủ khắp các đại dương.
Đổi mới tổ chức, cơ chế quản trị nhằm tạo ra sự liên kết bền vững, rõ ràng về vốn và lợi ích giữa Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên và giữa các doanh nghiệp thành viên với nhau dưới sự điều hành của Tổng công ty để thực hiện mục tiêu chung và đảm bảo lợi ích của từng doanh nghiệp thành viên cũng như lợi ích chung của cả Tổng công ty.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam với những thăng trầm trong quá trình xây dựng và phát triển, đã tạo dựng được uy tín với các đối tác trong và ngoài nước, tạo cơ sở vững chắc để bước tiếp chặng đường phía trước. Dù kinh tế khó khăn, thị trường gặp nhiều trở ngại, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam với sự nỗ lực và phấn đấu không ngừng của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, sẽ vượt qua và đưa con tàu Vinalines vươn ra biển lớn.
1.3. Lĩnh vực kinh doanh:
Ngành, nghề kinh doanh chính:
- Kinh doanh vận tải đường biển, đường thủy, đường bộ, đa phương thức
- Khai thác cảng biển, cảng sông
- Kinh doanh kho, bãi, dịch vụ Logistics
- Đại lý môi giới cung ứng dịch vụ hàng hải; cung ứng tàu biển
- Dịch vụ lai dắt tàu biển, tàu sông, đưa đón thuyền viên và các dịch vụ hỗ trợ hoạt động đường thủy .
Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính:
- Sửa chữa phương tiện vận tải biển; sản xuất, mua bán, cho thuê phương tiện và thiết bị vận tải, bốc xếp chuyên ngành
- Xuất khẩu phương tiện, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu chuyên ngành hàng hải; cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt
- Xuất khẩu lao động và cung ứng lao động hàng hải cho các tổ chức trong nước
Địa chỉ: Toà nhà Ocean Park, số 1 Đào Duy Anh, Q.Đống Đa, T.P Hà Nội
Điện thoại: +84-(024)-3577 0825 – Fax: +84-(024)-3577 0850
Người công bố thông tin:
Email: http://vimc.co/
Website: http://www.vinalines.com.vn/
2. Ban lãnh đạo và sở hữu MVN
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Chức vụ | Họ tên | Quá trình công tác |
Chủ tịch HĐTV | Ông Lê Anh Sơn |
|
Thành viên HĐQT | Ông Nguyễn Đình Chung |
|
Thành viên HĐTV | Ông Đỗ Tiến Đức | |
Thành viên HĐTV | Ông Nguyễn Cảnh Tĩnh |
|
Thành viên HĐTV | Ông Đỗ Hùng Dương |
|
Thành viên HĐTV | Ông Nguyễn Đình Chung | |
Phụ trách quản trị | Bà Nguyễn Thị Hiền |
BAN GIÁM ĐỐC/KẾ TOÁN TRƯỞNG
Chức vụ | Họ tên | Quá trình công tác |
Tổng Giám đốc | Ông Nguyễn Cảnh Tĩnh | |
Phó Tổng GĐ | Ông Nguyễn Ngọc Ánh | |
Phó Tổng GĐ | Ông Lê Quang Trung | |
Phó Tổng GĐ | Ông Phạm Anh Tuấn | |
Phó Tổng GĐ | Ông Nguyễn Văn Hạnh |
|
Kế toán trưởng | Ông Lương Đình Minh |
BAN KIỂM SOÁT
Chức vụ | Họ tên | Quá trình công tác |
Trưởng BKS | Ông Lương Đình Minh | Hội viên hiệp hội kế toán Công chứng Úc (CPA Australia)
– 03/1997-08/2002: Chuyên viên Ban Tổ chức tiền lương, Ban Tài chính Kế toán Tổng công ty Hàng hải Việt Nam |
Thành viên BKS | Ông Phạm Cao Nhuệ | |
Thành viên BKS | Bà Phan Thị Nhị Hà |
VỊ TRÍ KHÁC
Chức vụ | Họ tên | Quá trình công tác |
Người được ủy quyền công bố thông tin | Ông Trần Tuấn Hải |
3. Công ty con và liên kết
CÔNG TY CON (28) | Vốn điều lệ (tỉ đồng) | Vốn góp (tỉ đồng) | Tỉ lệ sở hữu (%) |
Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng | 660 | 742.5 | 112.5% |
CTCP Vận tải Container VIMC | 1,015 | 1,014.55 | 99.96% |
Công ty Cổ phần Cảng Cần Thơ | 284.8 | 282.09 | 99.05% |
Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng | 3,269.6 | 3,026.34 | 92.56% |
Công ty cổ phần Cảng Cam Ranh | 245.02 | 198.23 | 80.9% |
Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn | 2,162.95 | 1,415.65 | 65.45% |
Công ty Cổ phần Đầu tư Cảng Cái Lân | 365.05 | 206.55 | 56.58% |
Công ty cổ phần Đại lý Hàng hải Việt Nam | 140.96 | 71.97 | 51.05% |
Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam | 1,400 | 714 | 51% |
Công ty Cổ phần Vận tải Biển Vinaship | 200 | 102 | 51% |
Công ty cổ phần Cảng Nghệ Tĩnh | 215.17 | 109.74 | 51% |
Công ty cổ phần Tư vấn và Xây dựng công trình Hàng Hải | 40.04 | 19.62 | 49% |
Công ty cổ phần Cảng Quảng Ninh | 750.5 | 303.12 | 40.39% |
Công ty cổ phần Dịch vụ Vận tải và Thương mại | 86 | 28.8 | 33.49% |
Công ty Cổ phần Hàng Hải Sài Gòn | 43.1 | 4.37 | 10.15% |
Công ty TNHH Cảng Quốc tế Cái Mép | |||
Công ty TNHH Cảng Quốc tế SP – PSA | |||
CTCP Phát triển Hàng hải | 90 | ||
CTCP Vinalines Logistics – Việt Nam | 142.12 |
Công ty TNHH MTV Dịch vụ Hàng Hải Hậu Giang | |||
CTCP Cảng Vinalines Đình Vũ | |||
Công ty TNHH Vận tải Hàng công nghệ cao | |||
Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông (BISCO) | |||
Công ty Liên doanh Khai thác Container Việt Nam (VinaBridge) | |||
CTCP Cảng Khuyến Lương | 21.43 | ||
CTCP Vận tải biển và Hợp tác lao động quốc tế | |||
Công ty Liên doanh Vận tải Quốc tế Việt Nhật | 89 | ||
Công ty Liên doanh Dịch vụ Container Quốc tế CSG – SSA | 1,368.9 |
4. Tải báo cáo tài chính
Loại báo cáo | Thời gian | Tải về |
Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 (đã kiểm toán) | CN/2020 | Tại đây |
Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021 (đã kiểm toán) | CN/2021 | Tại đây |
Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 (đã kiểm toán) | CN/2022 | Tại đây |
Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 (đã kiểm toán) | CN/2023 | Tại đây |